A. Lý thuyết
1. Ước và bội
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Ví dụ:
Ta có: 18 chia hết cho 6 ⇒ ta nói 18 là bội của 6 và 6 là ước của 18.
2. Cách tìm ước và bội
• Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3,….
• Ta có thể tìm ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem xét a chia hết cho những số nào, khi đó các số đó là ước của a.
Ví dụ:
+ B(6) = {0; 6; 12; 18;…}
+ U(8) = {18; 9; 2; 1}
B. Bài tập
Câu 1:
a) Tìm các bội của 4 trong các số sau: 8; 14; 20; 25.
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.
Hướng dẫn giải:
a) Các bội của 4 trong các số sau: 8; 14; 20; 25 là 8 và 20.
b) Tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30 là A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}
c) Dạng tổng quát các số là bội của 4 là 4k với k ∈ N.
Câu 2: Tìm tất cả các số tự nhiên x sao cho
a) x ⋮ 15 và 45 < x < 136 b) 18 ⋮ x và x > 7
Hướng dẫn giải:
a) x ⋮ 15 nên x là bội số của 15
Mà 45 < x < 136
⇒ x ∈ (60; 75; 90; 105; 120; 135)
b) 18 ⋮ x nên x là ước của 18
Mà x > 7
⇒ x ∈ {9; 18}
Thông báo: Blog Lương Điệp (luongdiep.com) là nơi chia sẻ Template Powerpoint; Trò chơi Powerpoint; Tài liệu Giáo dục; Bài giảng điện tử; Giáo án điện tử; Đề thi: học tập trực tuyến, ... miễn phí, phi lợi nhuận.
Nếu bạn sở hữu file do bản quyền thuộc về bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi tháo gỡ theo yêu cầu. Xin cám ơn!