A. Lý thuyết
1. Ước chung
Ước chung của hai hay nhiều số là ước chung của tất cả các số đó.
Nhận xét:
+ x ∈ UC(a, b) nếu
+ x ∈ UC(a, b, c) nếu
Ví dụ:
Ta có: U(8) = {1; 2; 4; 8} và U(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Nên U(8, 12) = {1; 2; 4}.
2. Bội chung
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Nhận xét:
+ x ∈ BC(a, b) nếu
+ x ∈ BC(a, b, c) nếu
Ví dụ:
Ta có: B(3) = {0; 3; 6; 9; 12;…} và B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12;…}
Nên BC(2,3) = {0; 6; 12;…}
3. Chú ý
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Kí hiệu: Giao của tập hợp A và tập hợp B kí hiệu là A ∩ B
Có thể hiểu:
+ U(a) ∩ U(b) = UC(a,b)
+ B(a) ∩ B(b) = BC(a,b)
B. Bài tập
Câu 1: Viết các tập hợp
a) Ư(6) ; Ư(9); ƯC(6, 9)
b) Ư(7); Ư(8); ƯC(7, 8)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(9) = {1; 3; 9}
Khi đó ƯC(6, 9) = {1; 3}
b) Ta có: Ư(7) = {1; 7}
Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
Khi đó ƯC(7, 8) = {1}
Câu 2:
a) Số 88 có phải bội chung của 22 và 40 không? Vì sao?
b) Số 124 có phải bội chung của 31, 62 và 4 không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a) Do 88 không chia hết cho 40 nên 88 không phải là bội chung của số 40 và 22
b) Do 124 = 4.31 = 2.62 nên 124 chia hết cho 4, 31, 62
Vậy số 124 là bội chung của 4, 31, 62
Thông báo: Blog Lương Điệp (luongdiep.com) là nơi chia sẻ Template Powerpoint; Trò chơi Powerpoint; Tài liệu Giáo dục; Bài giảng điện tử; Giáo án điện tử; Đề thi: học tập trực tuyến, ... miễn phí, phi lợi nhuận.
Nếu bạn sở hữu file do bản quyền thuộc về bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi tháo gỡ theo yêu cầu. Xin cám ơn!