Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tài liệu trên Blog Lương Điệp, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "luongdiep". (Ví dụ: giáo án toán 6 luongdiep). Tìm kiếm ngay
2150 lượt xem

Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

A. Lý thuyết

1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, ∠B = 70o

• Vẽ góc ∠xBy = 70o.

• Trên tia By lấy điểm A sao cho BA = 2cm.

• Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm.

• Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC.

Lưu ý: Ta gọi góc B là góc xen giữa giữa hai cạnh AB và BC. Khi nói hai cạnh và góc xen giữa, ta hiểu góc này là góc ở vị trí xen giữa hai cạnh đó.

2. Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

ΔABC và ΔA’B’C’ có:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp ánToán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

3. Hệ quả

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Cho tam giác ABC vuông tại A, tam giác A’B’C’ vuông tại A’, khi đó:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp ánToán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp ánToán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

B. Bài tập

Bài 1: Cho đoạn thẳng BC. Gọi A là một điểm nằm trên đường trung trực xy của đoạn thẳng BC và M là giao điểm của xy với BC. Chứng minh AB = AC

Hướng dẫn giải:

Trắc nghiệm: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Xét hai tam giác AMB và AMC có:

MB = MC (gt)

∠AMB = ∠AMC = 90° (vì AM ⊥ BC)

AH là cạnh chung

Nên ΔAMB = ΔAMC (c-g-c)

⇒ AB = AC (hai cạnh tương ứng)

Bài 2: Cho đường thẳng AB, trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đoạn thẳng AB vẽ hai tia Ax ⊥ AB; By ⊥ BA. Trên Ax và By lần lượt lấy hai điểm C và D sao cho AC = BD. Gọi O là trung điểm của AB.

a) Chứng mình rằng: ΔAOC = ΔBOD

b) Chứng minh O là trung điểm của CD

Hướng dẫn giải:

Trắc nghiệm: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết Trắc nghiệm: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Mà tia OC và OD là hai tia nằm khác phía đối với AB nên suy ra O, C, D thẳng hàng (hai tia đối của hai góc đối đỉnh hay O nằm gữa CD)

Ta có: O nằm giữa C và D nên OC = OD hay O là trung điểm của CD

0 0 votes
Đánh giá bài viết

Thông báo: Blog Lương Điệp (luongdiep.com) là nơi chia sẻ Template Powerpoint; Trò chơi Powerpoint; Tài liệu Giáo dục; Bài giảng điện tử; Giáo án điện tử; Đề thi: học tập trực tuyến, ... miễn phí, phi lợi nhuận.

Nếu bạn sở hữu file do bản quyền thuộc về bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi tháo gỡ theo yêu cầu. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật:

Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x