A. Lý thuyết
1. Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số
Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong ba trường hợp sau:
+ Số a bằng số b, kí hiệu là a = b.
+ Số a nhỏ hơn số b, kí hiệu là a < b.
+ Số a lớn hơn số b, kí hiệu là a > b.
+ Số a không nhỏ hơn số b, kí hiệu a ≥ b.
+ Số a không lớn hơn số b, kí hiệu a ≤ b.
2. Bất đẳng thức
Hệ thức dạng a < b (hay dạng a > b; a ≥ b; a ≤ b ) được gọi là bất đẳng thức a gọi là vế trái, b gọi là vế phải của bất đẳng thức.
Ví dụ:
Bất đẳng thức 7 + ( – 3 ) > 3 có vế trái là 7 + ( – 3 ), vế phải là 3.
Bất đẳng thức x2 + 1 ≥ 1 có vế phải là x2 + 1, vế trái là 1.
3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
Tính chất: Cho ba số a,b và c, ta có
Nếu a < b thì a + c < b + c.
Nếu a ≤ b thì a + c ≤ b + c.
Nếu a > b thì a + c > b + c.
Nếu a ≥ b thì a + c ≥ b + c.
Chú ý: Tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức
Ví dụ:
Ta có √ 2 < 3 ⇒ √ 2 + 2 < 3 + 2
Ta có – 2000 > – 2001 ⇒ – 2000 + ( – 111 ) > – 2001 + ( – 111 ).
B. Bài tập
Bài 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) – 6 > 5 – 10
b) – 4 + 2 ≥ 5 – 7
c) 11 + ( – 6 ) ≤ 10 + ( – 6 )
Hướng dẫn:
a) Ta có: VP = 5 – 10 = – 5
Mà – 5 > – 6 ⇒ VP > VT.
Vậy khẳng định trên là sai.
b) Ta có:
Khẳng định trên đúng.
c) Ta có: ⇒ VT = 11 + ( – 6 ) > VP = 10 + ( – 6 )
Khẳng định trên là sai.
Bài 2: So sánh a và b biết:
a) a – 15 > b – 15
b) a + 2 ≤ b + 2
Hướng dẫn:
a) Ta có: a – 15 > b – 15 ⇔ a – 15 + 15 > b – 15 + 15 ⇔ a > b
Vậy a > b
b) Ta có: a + 2 ≤ b + 2 ⇒ a + 2 + ( – 2 ) ≤ b + 2 + ( – 2 ) ⇔ a ≤ b
Vậy a ≤ b
Thông báo: Blog Lương Điệp (luongdiep.com) là nơi chia sẻ Template Powerpoint; Trò chơi Powerpoint; Tài liệu Giáo dục; Bài giảng điện tử; Giáo án điện tử; Đề thi: học tập trực tuyến, ... miễn phí, phi lợi nhuận.
Nếu bạn sở hữu file do bản quyền thuộc về bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi tháo gỡ theo yêu cầu. Xin cám ơn!